Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

HỆ THỐNG MÁY LÀM LẠNH NƯỚC CHILLER

By Unknown  |  12:03 1 comment


Tư vấn, thiết kế, kho lạnh bảo quản trên toàn quốc: 0168 997 3677

Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7độC. Sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí. Như vậy trong hệ thống này nước sử dụng làm chất tải lạnh.
Đây là hệ thống điều hòa trung tâm có dùng nước làm chất tải lạnh

Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều hoà làm lạnh bằng nước. Hệ thống gồm các thiết bị chính sau:
- Cụm máy lạnh Chiller
- Tháp giải nhiệt (đối với máy chiller giải nhiệt bằng nước) hoặc dàn nóng (đối với chiller giải nhiệt bằng gió)
- Bơm nước giải nhiệt
- Bơm nước lạnh tuần hoàn
- Bình giãn nở và cấp nước bổ sung
- Hệ thống xử lý nước
- Các dàn lạnh FCU và AHU

Cụm Chiller: 
Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà kiểu làm lạnh bằng nước. Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hoà không khí sử dụng để làm lạnh nước tới khoảng 7oC . Ở đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh.
Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy nhà chế tạo, với các thiết bị sau:
+ Máy nén: Có rất nhiều dạng , nhưng phổ biến là loại trục vít, máy nén kín, máy nén pittông nửa kín.
+ Thiết bị ngưng tụ: Tuỳ thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị ngưng tụ là bình ngưng hay dàn ngưng. Khi giải nhiệt bằng nước thì sử dụng bình ngưng, khi giải nhiệt bằng gió sử dụng dàn ngưng.
Nếu giải nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp giải nhiệt và bơm nước giải nhiệt. Trên thực tế nước ta , thường hay sử dụng máy giải nhiệt bằng nước vì hiệu quả cao và ổn định hơn.
+ Bình bay hơi: Bình bay hơi thường sử dụng là bình bay hơi ống đồng có
cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc cách nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 7oC nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình. Công dụng bình bay hơi là làm lạnh nước.
+ Tủ điện điều khiển.
+Các máy nén kiểu nửa kín được bố trí nằm ở trên cụm bình ngưng - bình bay hơi. Phía mặt trước là tủ điện điều khiển. Toàn bộ được lắp đặt thành 01 cụm hoàn chỉnh trên hệ thống khung đỡ chắc chắn.
Khi lắp đặt cụm chiller cần lưu ý để dành không gian cần thiết để vệ sinh các bình ngưng.
Không gian máy thoáng đãng, có thể dễ dàng đi lại xung quanh cụm máy lạnh để thao tác.
Khi lắp cụm chiller ở các phòng tầng trên cần lắp thêm các bộ chống rung.
Máy lạnh chiller điều khiển phụ tải theo bước , trong đó các cụm máy có thời gian làm việc không đều nhau. Vì thế người vận hành cần thường xuyên hoán đổi tuần tự khởi động của các cụm máy cho nhau. đẻ làm việc đó trong các tủ điện điều khiển có trang bị công tắc hoán đổi vị trí các máy.

Đây là chủng loại máy điều hoà có công suất trung bình từ 10 đến 160 tấn và được sử dụng tương đối rộng rãi tại Việt Nam.
CÁC THIẾT BỊ TRONG CHILLER
1.                 CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG:
1.1 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ:
Các thiết bị gồm có:
- Cụm máy lạnh Chiller
- Tháp giải nhiệt ( nếu sử dụng TBNT là nước )
- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh
- Dàn lạnh FCU hay AHU
- Bình giãn nở

1.2 Nguyên lý hoạt động của cụm Chiller:
Cụm Chiller là phần quan trọng nhất dùng để sản xuất nước lạnh với nhiệt độ khoảng 70C để cấp vào các FCU. Hệ thống sử dụng sơ đồ nguyên lý của hệ thống lạnh 1 cấp

Cụm Chiller để sản xuất nước lạnh khoảng 7độC bao gồm các thành phần sau:
1.2.1 MÁY NÉN : thường sử dụng các loại như
+ Máy nén trục vis: Sử dụng cho các Chiller có năng suất lạnh lớn

+ Máy nén pít tông: Sử dụng với NSL nhỏ và vừa

+ Máy nén ly tâm: Dùng cho chiller có năng suất lạnh rất lớn

+ Máy nén xoắn ốc: thường sử dụng cho hệ thống Chiller nhỏ và trung bình

1.2.2 THIẾT BỊ NGƯNG TỤ:
- Chiller giải nhiệt bằng gió
- Chiller giải nhiệt bằng nước: TBNT được giải nhiệt bằng nước. Ở đây hệ thống phải sử dụng thêm tháp giải nhiệt

1.2.3 BÌNH BAY HƠI:
Dùng để làm lạnh nước có 2 loại sau:
- Nước chảy trong ống : Làm bằng ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc các nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 70 C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình

Để làm rối dòng chảy của nước chảy trong ống với mục đích làm tăng hệ số truyền nhiệt, người ta sử dụng bình bay hơi với 1 hay nhiều pass nước nhưng sẽ làm tăng cột áp của bơm

- Nước chảy ngoài ống : Ưu điểm là hạn chế được sự cố nổ ống do nước đóng băng nhưng việc vệ sinh khá phức tạp

II. HỆ THỐNG CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC:
2.1 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ:
- Máy nén hút hơi môi chất để duy trì áp suất bay hơi không đổi trong TBBH rồi nén hơi môi chất lên áp suất cao và nhiệt độ cao. Sau đó đưa vào TBNT để ngưng tụ thành lỏng, qua van tiết lưu hạ áp suất và nhiệt độ môi chất lạnh xuống nhiệt độ to để làm lạnh nước
- Nước lạnh được bơm đưa đến các FCU để làm lạnh không khí trong phòng. Nước lạnh sau khi trao đổi nhiệt sẽ nóng lên rồi quay về TBBH để được làm lạnh.

II. HỆ THỐNG CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC:
2.2 KHẢO SÁT CHILLER MÃ HIỆU CGWP HÃNG TRANE:
- Chiller có năng suất lạnh 10~100 tấn sử dụng máy nén xoắn ốc
- Thiết bị ngưng tụ được giải nhiệt bằng nước. Tất cả các thiết bị được tích hợp trong một hệ thống nhỏ gọn

2.3 SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT TRONG THỰC TẾ:
Trong sơ đồ trên, mỗi chiller được sử dụng ở từng tầng riêng biệt để cấp nước lạnh cho các FCU tại mỗi phòng. Tháp giải nhiệt được đặt trên sân thượng của tòa nhà và nước giải nhiệt được bơm đến từng Chiller. Nước sau khi đã giải nhiệt được góp về tháp giải nhiệt để làm mát

2.4 CÁC THIẾT BỊ ĐƯỢC LẮP ĐẶT TRÊN CHILLER:
- Relay dòng nước : đảm bảo nước chảy qua thiết bị bay hơi hay ngưng tụ trong hệ thống
- Áp kế
- Van xả khí
- Nhiệt kế
- Phin lọc
- Van điều chỉnh lưu lượng
- Van chặn

2.5 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN:
+ Mạch động lực:

+ Mạch điều khiển:
Khởi động hệ thống:
Nhờ vào công tắc COS1 mà Chiller có thể được khởi động với công tắc lắp trên máy hay ở một vị trí nào đó xa hơn Chiller như ở tủ điện…
Điều kiện khởi động là hệ thống không bị sự cố về áp suất ( tiếp điểm LP1,2 ở trạng thái đóng ), không bị nghịch pha (nhờ vào bộ bảo vệ chống nghịch pha APR ), máy nén không bị quá tải và hệ thống đường ống nước không bị đóng băng ( được bảo vệ nhờ bộ freezerstat ). Bơm nước giải nhiệt và bơm cấp nước phải hoạt động ( các tiếp điểm của CH Flow và CD Flow ở trạng thái thông mạch ), đèn báo hiệu CDL, GL, CHL sẽ sáng
Sau khi bơm nước giải nhiệt và bơm nước lạnh hoạt động thì sau 2 phút máy nén thứ nhất sẽ hoạt động ( nhờ vào contactor MC1 ), rồi sau 1 phút là máy nén thứ 2 hoạt động ( contactor MC2 ). Đèn báo hiệu cho từng máy nén sẽ sáng ( RL1,2 ). Việc điểu khiển thứ tự nhờ vào timer TR1,2
Nếu bị sự cố nghịch pha thì hệ thống không thể khởi động và đèn YL1,2,3 sẽ sáng do các tiếp điểm APR thay đổi vị trí.
Ngoài ra để có thể hiểu thêm về việc vận hành hệ thống các bạn phải đọc và hiểu sự hoạt động của mạch điện thật tốt.

Để có thêm thông tin chi tiết, mọi người vui lòng liên hệ :
Mr.Khánh: Chuyên tư vấn, thiết kế, thi công kho lạnh, kho bảo quản trên toàn quốc.
Mobile: 0168 997 3677
Email : khanhcq@gmail.com
Skype: khanhcq.namphuthai
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NAM  PHÚ THÁI
VP Miền Bắc : 35, Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
VP Miền Trung: 229 Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
                 Suachuakholanh.com
               

Author: Unknown

Với phương châm hoạt động : “Luôn luôn đổi mới, uy tín, chất lượng gắn liền với sự hài lòng và lợi ích khách hàng” NAM PHÚ THÁI sẽ làm việc hết mình để đáp ứng mọi nhu cầu của mỗi khách hàng. Xin cảm ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của chúng tôi . Rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi của Quý khách hàng!

1 nhận xét:

Đăng ký E-mail

Hãy đăng ký E-mail của bạn ngay để nhận những thông báo mới nhất của chúng tôi

Bài Viết Mới Nhất

© 2014 Lắp đặt kho lạnh trên toàn quốc | Liên hệ qua email khanhcq.namphuthai@gmail.com | Liên hệ qua ĐT 0168 997 3677
Lên đầu